Thursday, 2024-03-28, 9:07 PM
Welcome, Guest
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Tin tức » Văn học » Bài tựa đề vào tập thơ của Hoàng Công (1) (Ngô Thì Nhậm)
Bài tựa đề vào tập thơ của Hoàng Công (1)
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:25 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Việc binh, việc hình, việc lễ, việc nhạc, thánh nhân đều có phép tắc cả. Binh pháp cốt ở chỉnh tề, hình luật
cốt ở răn cấm, lễ pháp cốt ở uy nghi, nhạc luật cốt ở thanh âm. Thánh
nhân đã nêu ra để dạy người, rất rõ ràng dễ hiểu. Đến như phép tắc của
thơ, là một điều huyền bí, thánh nhân không truyền lại, ta chỉ có thể
hiểu bằng “thần” mà không thể tìm bằng “trí” được. Tại sao lại nói thế? Ở
trong tâm là chí, phát ra lời là thơ. Lời phát ra, nếu không có phép
tắc thì tức là cái tâm của mình cũng không có phép tắc. Những lời đẹp đẽ
văn hoa, những câu lạnh lùng, tiêu sái, cảm xúc đến đâu, phát ra đến
đấy, những người biết làm thơ đều làm được cả, nhưng lại không liên quan
đến phép tắc. Phép tắc là cái để làm khuôn khổ cho sự vận dụng của tâm.
Hãy xem các thơ Chính Phong, Chính Nhã, trongKinh Thi (2) lời có phép tắc, cho nên vui mà không đắm đuối, thương mà không đau xót,
nêu lên cái tình vui, thương mà không vượt quá mức độ vui, thương. Đó là
ngôn pháp của thánh nhân, mà tâm pháp (3) của người cũng không ngoài điều đó. Suy rộng ra đến công việc tu, tề, trị, bình (4) cũng đều có phép tắc cả. Công dụng của thơ rộng lớn thay!
Ông bạn già của tôi là Hoàng công, theo
nếp thi thư, nổi tiếng ở trong Kinh, trong nước. Từ khi tôi được vào
chầu trong điện, cùng gaio du với ông, từng thấy những bài vịnh sử và
nhàn vịnh của ông, đưa tâm hồn lên trên nghìn xưa, ngụ tình hoài ở ngoài
cảnh vật, thật ngang hàng với họ Khuất, họ Tống (5), sánh đôi với họ Thẩm, họ Tạ (6). Song đấy mới là những cặn bã mới phát hiện ra mà thôi. Đến khi ngồi
trầm lặng đọc kỹ thơ ông mới thấy từng câu, từng chữ đều có phép tắc. Đó
là do ông dụng công đã lâu ngày, nên mới có chuẩn mực như thế. Và sở
học của ông có nguồn gốc sâu xa, những nhà thơ tầm thường không thể theo
kịp được. Tôi rất ưa thơ ông mà cũng có điều sở đắc nữa. Nhân xin được
một số bài ông đã làm, bài nào có phép tắc dễ hiểu, đem về dạy cho con
em, và cũng để tỏ ra rằng lời tâm học của ông có thể làm kiểu mẫu cho
những người hậu tiến sau này.
Xét tâm thuật của ông, có tâm pháp như
thế thì đem áp dụng vào công việc binh, hình, lễ, nhạc, có khó gì. Hiện
giờ, ông đương gói ghém để cất đi, nên ta phải cố đem nêu ra, làm cho
những điều ông đã học mà chưa được phát huy hết thì nay được sáng tỏ (7).  Làm kẻ sĩ, nếu muốn thực hành những điều mình đã học, phải nên coi vào
đó mà thể nhận, coi vào đó mà suy nghĩ, giữ tâm có phép tắc, nói lên
cho có văn, rồi từ đấy, trau dồi thân mình, ứng tiếp với sự vật, còn
phải tìm ở đâu nữa? Vậy viết ra đây làm bài tựa.
 NGUYỄN VĂN TÚ dịch

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:25 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
(1)  Hoàng công: Chưa rõ là ai.
(2) Kinh Thi có ba tập: Phong, Nhã và Tụng. Phong là thơ nói về phong tục từng nước. Nhã là thơ nói về chính sự triều đình. Tụng là thơ ca tụng công đức của các vua trước. Thơ Phong và Nhã lại chia làm Chính Phong, Chính Nhã và Biến Phong, Biến Nhã. Chính Phong, Chính Nhã là thơ làm trong lúc nhà Chu đương thịnh, triều chính và phong tục đều lành mạnh, Biến Phong, Biến Nhã là thơ làm trong lúc nhà Chu đã suy, triều chính và phong tục đã thay đổi và xấu đi.
(3)  Ngôn pháp là khuôn phép của lời nói, tâm pháp là khuôn phép ở trong lòng.
(4)  Tu, tề, trị, bình: Tức là tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ (sửa mình, sắp đặt nhà, trị nước,
bình thiên hạ), chương trình của bậc đại học thời cổ.
(5)  Khuất, Tống: Khuất Nguyên và học trò của ông là Tống Ngọc, đều là người giỏi về từ, phú trong thời
Chiến quốc. Khuất Nguyên là tác giả của thiên Ly Tao, Tống Ngọc là tác giả của bài phú Thần nữ và Cao Đường.

(6)  Thẩm, Tạ: Thẩm Ước, Tạ Linh Vận và Tạ Huệ Liên, đều là những người có tiếng về thơ văn đời Nam triều. 
(7) Câu này ở bản chữ Hán có chép sót, chưa hết câu. Tạm dịch thêm mấy chữ cho đủ nghĩa, sẽ kê cứu và đính chính sau.

 
Forum » Tin tức » Văn học » Bài tựa đề vào tập thơ của Hoàng Công (1) (Ngô Thì Nhậm)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: