Saturday, 2024-04-20, 3:15 AM
Welcome, Guest
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Forum » Tin tức » Văn học » Vần và nhịp trong thơ Việt Nam đương đại (Khóa luận của SV Phạm Nữ Nguyên Trà)
Vần và nhịp trong thơ Việt Nam đương đại
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:42 PM | Message # 16
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
 Cấu trúc “Như chỉ còn + mệnh đề” lặp lại 13 lần đã đánh dấu nhịp thơ, tạo cách ngắt nhịp thơ đều đặn giữa các dòng, hiển hiện lên
một thế giới trống rỗng, các sự vật bị cầm tù, đơn độc. Thế giới tưởng
chừng như đã chết. Nhưng rồi giữa cõi âm u, đổ nát ấy, nhà thơ bỗng lắng
nghe tiếng chim đêm, tiếng ca trong giấc mơ mong manh của bầy trẻ. Thế
giới như bừng tỉnh trong tiếng chim khai sáng, những giá trị trinh
nguyên của buổi ban sơ được phục sinh thoát khỏi những tha hoá và ngộ
nhận, ảo tưởng. Thế giới trở nên một cái nền thanh bình câm lặng để vút
lên tiếng chim rền rĩ “xối vào không gian”, “rống lên làm hoảng sợ những vòm cây”. Tiếng chim đêm bỗng trở nên dữ dội, bi hùng tạo ấn
tượng về sự quật khởi, bi hùng của cái đẹp.
Thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng dùng nhiều những điệp từ, điệp câu. Như trong bài Đồng dao cho
người lớn tác giả lặp lại mười hai lần cấu trúc đoạn với từ mở đầu “có”:
có cha// có mẹ// có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn// nào phải mâm xôi.
 
có cả đất trời // mà không nhà ở
có vui nho nhỏ// có buồn mênh mông.
 
mà thuyền vẫn sông// mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say // mà hồn vẫn gió.
 
có thương// có nhớ// có khóc// có cười
có cái chớp mắt// đã nghìn năm trôi.
(Đồng dao cho người lớn – Nguyễn Trọng Tạo)
 Điệp từ “” giống như từ khóa cho những nhịp thơ, đánh dấu cho những nhịp thơ chẵn
xuyên xuốt cả bài thơ, tạo nhịp thơ sóng đôi 2/2/2/2 hay 4/4.
Hay trong bài Không dưng, Nguyễn Trọng Tạo cũng đã sử dụng điệp từ để bộc lộ nhịp lòng của mình:
không dưng// em// khóc dưới ci me
không dưng// tôi// dng li lng nghe
không dưng// tiếng vc// kêu thm thiết
không dưng// đang// bun vui ly bit
                                                   (Không dưng – Nguyễn Trọng Tạo)
Ta thử đọc Phòng trắng của Ly Hoàng Ly:
Tôi// trong phòng trắng
Tại sao// to tiếng với tôi
Tại sao// nhìn tôi hằn học
Tôi// trong phòng trắng
Tại sao// õng ẹo với tôi
Tại sao// cầm tay tôi// rồi giật giật
Tôi// trong phòng trắng
Tại sao// uống n­ước mắt tôi
Tại sao// cài tóc tôi vào l­ược
Tôi// trong phòng trắng
Tại sao// bẹo má tôi
Tại sao// rót đầy bia vào giày tôi
Tôi// kêu gào
Không ai// nghe thấy tôi
Không ai// nhìn thấy môi tôi cử động
Tôi // trong phòng trắng
Tại sao// giận dữ với tôi
Tại sao// ném rau xanh vãi khắp ng­ười tôi
Tôi// trong phòng trắng
Tại sao// đi ngang qua tôi mà không thèm nhìn
Tại sao// làm cho tôi th­ương tổn
Tôi// trong phòng trắng
Không ai// nhìn thấy tôi
Không ai// nhìn thấy phòng trắng
Tôi// cũng không nhìn thấy tôi
Tôi //cũng trắng nh­ư phòng trắng
Tại sao //tôi lại trắng// và lại trong phòng trắng
Đó mới chính là câu hỏi phải đ­ược hỏi// ngay từ đầu
Nh­ưng vì đầu tôi cũng trắng// nên tôi không có câu trả lời.
(Phòng trắng - Ly Hoàng Ly)


 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:43 PM | Message # 17
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Với việc lặp lại hàng loạt các cấu trúc tạo nhịp chẵn (2) và nhịp lẻ (1) đã làm bài thơ mang âm thanh của một phần điệp khúc trong bài hát
nào đó. Bài thơ mở ra nhiều hướng suy nghĩ cho người đọc. Đây không phải
là một giấc mơ, tuy nhiên để cho nhân vật trữ tình bộc lộ sự dằn vặt,
day dứt, dày vò đối với bản thân mình. Nhân vật tôi độc thoại với chính
mình, cũng là đối thoại với mọi người. Mỗi lời thoại là một cung bậc âm
thanh và tâm trạng, có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt, có khi tủi thân,
có khi van nài, có khi thất vọng: “Không ai nhìn thấy tôi / Tôi cũng không nhìn thấy tôi / Tôi cũng trắng như phòng trắng”.
Thơ đương đại không có nhiều vần được gieo, nhất là vần chân và vần lưng
không nhiều, nên ngôn ngữ thơ đã phát triển theo quán tính của nó. Nó
chọn thêm cho mình những hình thức thơ vắt dòng, những điệp cấu trúc,
điệp cú pháp để nhấn mạnh sự ngừng nhịp. Nhu cầu thể hiện nhịp lòng qua
nhịp thơ của các nhà thơ càng cao, trong khi vần thơ càng được tự do thì
hình thức thơ vắt dòng cùng các cách điệp thơ sẽ càng phát triển.
 1.3.3.     Ngắt nhịp trên cơ sở dấu câu
Cũng giống như phương thức điệp trong thơ, việc sử dụng các loại dấu câu
nhằm nhấn mạnh nơi ngắt nhịp thơ từ lâu đã có mặt trong thơ ca Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thơ truyền thống việc dùng dấu câu (ngoài dấu phẩy)
rất hạn chế. Thơ ca truyền thống cho rằng, nếu trong thơ sử dụng dấu
ngang nối, chấm phẩy hay chấm hỏi…thì sẽ làm cho câu thơ bị phá vỡ niêm
luật. Trong thơ đương đại,với ước mơ khám phá, thể hiện được tốt nhất
những cảm xúc, tình cảm của mình, các nhà thơ đã sáng tạo, tìm tòi tạo
ra được những câu thơ đặc biệt, phối hợp nhịp nhàng cùng cấu trúc nhịp
điệu của câu thơ. Việc mang dấu câu vào trong thơ không chỉ đơn thuần là
thực hiện chức năng ngữ pháp mà còn là một ý đồ nghệ thuật đưa lại cho
câu thơ, bài thơ giá trị thẩm mỹ, giá trị về nhịp điệu, tăng khả năng
biểu cảm cho câu thơ, bài thơ của mình.
Sau khi nghiên cứu, khảo sát cách ngừng nhịp trong nội bộ dòng thơ đương đại, người viết thấy
rằng, thơ đương đại có dùng các dấu câu để ngắt nhịp. Trong số 17.169
dòng thơ đã khảo sát trong 659 bài thơ, có sự xuất hiện 1423 các thể
loại dấu câu dùng để ngắt nhịp. Bao gồm: dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?),
dấu hai chấm (:), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng (…) và dấu ngang nối
(-), với số lượng cụ thể như bảng sau:

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:44 PM | Message # 18
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
1.3.3.1.          Dấu chấm (.) Trong thơ đương đại, cùng với thể thơ văn xuôi và hiện tượng vắt dòng là hiện
tượng xuất hiện dấu chấm câu đột ngột giữa dòng thơ, nó chiếm tỉ lệ
1,57% so với số lượng dòng thơ. Các nhà thơ sử dụng dấu chấm như một
hình thức tu từ, nhằm nhấn mạnh chỗ ngắt nhịp thơ, đồng thời tạo sự bất
thường từ hình thức đến ngữ nghĩa của câu thơ để đạt được mục tiêu thể
hiện trọn vẹn nhất cảm xúc.
Đọc một đoạn thơ của Nguyễn Trọng Tạo, dấu chấm câu giữa dòng thơ đã tạo ra hiệu ứng ngắt nhịp khác nhau một cách mới lạ:
ri xa lc.// B mt tri thương nh
ơi mùa thu// áo m đã mc chung
ri bin bit.// Hoa vàng như hơi th
mimôza.// Git nng.// Có theo cùng?...
(Mùa thu áo ấm – Nguyễn Trọng Tạo)
 Những dấu chấm đột ngột ngắt câu không chỉ gây sự chú ý về hình thức mà còn
nhằm nhấn mạnh một ý định, một tâm sự nào đó. Các từ “vàng” với cách
viết hoa như đứng đầu một câu càng nhấn mạnh hơn sự héo úa và tàn tạ của
một buổi chiều:
 
chiu rơi.// Vàng tóc. //Vàng da
vàng cây.// Vàng đá.// Vàng ta.// Vàng người
                                                   (Chiều rơi – Nguyễn Trọng Tạo)
Nhiều khi, trong cùng một dòng thơ các câu thơ như bị xé lẻ ra như cách viết của Vi Thùy Linh:
Đêm.// Lại ngày.// Lại đêm.// Lại đêm
Sự phân thân
(Hai miền hoa Thuỳ Linh – Vi Thùy Linh)
Bằng việc sử dụng bốn câu đơn đặc biệt trong một dòng thơ với nhịp thơ
1/2/2/2, nhà thơ đã cho độc giả thấy được sự lặp lại đến nhàm chán của
thời gian. Qua đó, càng làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của
em.
1.3.3.2.          Dấu chấm hỏi (?) Trong những dòng thơ mang dáng dấp văn xuôi, cùng với dấu chấm, dấu chấm hỏi
mang vai trò nhấn mạnh nhịp thơ, đồng thời tạo ra những nhịp điệu nhanh –
chậm, thể hiện rõ ràng hơn những cảm xúc thơ so với thơ truyền thống.
Những nhà thơ tự do lựa chọn cho mình những dấu câu phù hợp, để tạo nhịp thơ dồn dập bằng những câu hỏi tu từ:
Đi qua những thế kỷ mất mắt,// thân người lại tiếp kiếp mệt nhọc trong mùa đông cuối cùng//
Họ hớt hải giữa vòng xoáy nóng bức của thế kỷ// - năm cuối cùng
Họ chờ đợi gì?// Tìm kiếm gì?// Đánh mất gì?
Tiếng đàn một dây
ngả dọc Việt Nam
- đất nước// mang hình người đàn bà hơi khụy chân,// ngửa mặt
(Mùa đông cuối cùng – Vi Thùy Linh)
Hoặc:
không có ai? // Hay có có không không?// Tôi cứ nghe tiếng gọi
ôi cỏ non! //Chẳng lẽ lại là ngươi?
tôi nằm // ngập cỏ non // ngập hương trinh trời đất
tiếng sáo xanh// ve vuốt tinh mơ chưa hiện rõ mặt trời
lưỡi mùa xuân// liếm nhẹ thịt da tôi...
(Tinh mơ – Nguyễn Trọng Tạo)


 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:44 PM | Message # 19
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
1.3.3.3.          Dấu chấm than (!) Dấu chấm than dùng để ngắt nhịp thơ, nhấn mạnh nhịp thơ, đồng thời thể hiện rõ ràng hơn những cảm xúc thơ.
Lúc thì vội vàng ra lệnh:
mi xanh // Buồn cứ long lanh
gặp long lanh // thấy mong manh là Buồn
buồn đừng đi! // Buồn đừng tan!
mất Buồn // còn lại tro tàn mà thôi
(Sonnê buồn – Nguyễn Trọng Tạo)
Khi thì cô đơn ca tức tưởi, tự cười, tự trào bởi những nhịp thơ 4/4, ngăn
cách và chia đôi hai sự đối nghịch của niềm vui và nỗi đau, giữa tiếng
cười và tiếng khóc:
Rồi lại cô đơn ca:
Này mình ta hề! // Lạnh lùng một kiếp!
Này hạnh phúc hề! // Cố cười thành khóc!
Này mùa đông hề! // Sống bằng hy vọng!
Này cách xa hề! // Ngàn câu khản giọng!
(Bài ca số phận – Vi Thùy Linh)
Và đôi khi, đó là những cảm xúc rất riêng của nhà thơ, chợt muốn ra dấu im
lặng để lắng nghe âm thanh của cuộc sống, là nhịp thơ gấp nhưng mang
hơi hướng dàn trải nhằm tạo không gian cho sự lắng đọng của tâm hồn:
Mưa rơi //lên bọc trắng
Mưa rơi //lên bọc đen
Có gì khác?
Suỵt
Im lặng!
Hãy bịt tai nghe
Hãy bịt mũi ngửi
Hãy nhắm mắt nhìn
Rất khác!
(Hành xác và thể nghiệm – Ly Hoàng Ly)
Có lúc lại sử dụng cả ba dấu chấm than, tạo giọng thơ hụt hẫng, nhịp thơ ngắt lại nhưng cứ muốn dài ra:
Bỗng nhiên
Anh thay đổi!!!           
(Sự im lặng - Vi Thùy Linh)
1.3.3.4.          Dấu hai chấm (:) Khi khảo sát thơ Việt Nam đương đại, người viết nhận thấy dấu hai chấm xuất
hiện khá nhiều trên các tác phẩm. Dấu hai chấm không những chứa đựng
lời giải thích cho từ - ngữ đứng trước, dấu hai chấm trong các dòng thơ
đương đại còn mang vai trò làm điểm ngắt nhịp cho thơ. Khi đọc những
dòng thơ có xuất hiện dấu hai chấm, người đọc buộc phải dừng lại. Do đó,
từ - ngữ sau dấu hai chấm được nhấn mạnh hơn, nhịp điệu dòng thơ sẽ như
ngân vang hơn.
Ta xem xét hai ví dụ sau:
Ta cưỡi // giấc mơ
Con ngựa ô // bờm dài
Lao qua đồng cỏ
Cỏ nằm đếm vó
Ngửa mặt:// thinh không
(Độc mã – Vi Thùy Linh)
Là khi// tỉnh giấc trong đêm
một mình// ta thấy ngồi bên:// Nỗi buồn
là khi// cạn một ly tràn
đáy ly// ta lại thấy làn mi xanh
(Sonnê buồn – Nguyễn Trọng Tạo)
Ở ví dụ thứ nhất, nhịp thơ cứ đều đều ở nhịp 4 hoặc 5 đến hết dòng thơ.
Riêng câu thứ 5, nhịp thơ được phân thành nhịp 2/2. Nhịp ngắn hơn so với
cả đoạn thơ đã khiến hình ảnh “thinh không” được nổi bật hơn.
Ở ví dụ thứ hai, các câu thơ đều có nhịp đầu là nhịp 2, nhịp sau là một
nhịp kéo dài (có thể là nhịp 4 hoặc nhịp 5). Riêng dòng thơ thứ hai với
sự xuất hiện của dấu hai chấm, nhịp thơ được chia thành 2/4/2. “Nỗi
buồn” đã được nhấn mạnh hơn, tạo thành trung tâm của tâm trạng thơ.

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:45 PM | Message # 20
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
1.3.3.5.          Dấu chấm lửng (...) Dấu chấm lửng chiếm tỉ lệ xuất hiện khá cao (2,85%), có mặt trong đa số các
bài thơ đương đại, tạo chỗ ngắt nhịp dài hơn, lâu hơn, thể hiện những
cảm xúc sâu lắng.
Đọc những câu thơ sau của Vi Thùy Linh, ta thấy nhịp thơ nhanh, dồn dập ở
câu đầu bỗng đột ngột chuyển điệu, cảm xúc lắng lại, dàn trải ra ở chuỗi
thời gian “từng ngày” trôi qua một cách nhàm chán:
Đừng bao giờ// xô mùa đông về em!
... Từng ngày...
... Từng ngày...
Liêu phiêu// em đợi
(Đầu tiên và cuối cùng – Vi Thùy Linh)
Hay câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo đang êm ái lướt đi trên nhịp chẵn của câu
6, đến câu 8 bỗng khựng lại ở cách ngắt nhịp 2/2/3/2. Nhịp thơ trải ra,
rồi dừng lại ở nhịp thơ lẻ, vừa có tác dụng nói lên sự nhớ nhung tha
thiết nhưng chưa được gặp khi chờ đợi người yêu, vừa có tác dụng làm nổi
bật danh từ “Em” khi nó chỉ đứng một mình:
Bao nhiêu chờ đợi// trên đời
Bỗng dưng// anh hiểu// khi ngồi đợi... //Em!
(Đợi – Nguyễn Trọng Tạo)
Dấu chấm lửng còn thể hiện sâu lắng cảm xúc của nhà thơ, tạo một vòng quay tuần hoàn cho nhịp thơ và cho ý thơ:
Nỗi đau // lịm dần... //lịm dần
Nỗi đau //gượng dậy... //gượng dậy
Trong những tia cười dao sắc// và thơ
(Mười một khúc cảm – Nguyễn Quang Thiều)
1.3.3.6.          Dấu gạch nối (-) Dấu gạch nối xuất hiện với tỉ lệ 1,59% so với số lượng dòng thơ đã khảo sát
trong thơ Việt Nam đương đại, nhất là trong thơ của Vi Thùy Linh. Ngoài
chức năng ngắt nhịp trong thơ, ở mỗi vị trí, mỗi ngữ cảnh khác nhau,
dấu gạch nối thể hiện cảm xúc của nhà thơ, tác động trực tiếp đến giọng
điệu thơ.
Nó có thể nhấn mạnh từ giữa hai dấu gạch nối, bởi nó tạo ra nhịp thơ đơn cho từ đó:
Vục tay xuống lòng sông//, tôi dâng lên// xòe rộng
Phù sa nhiễu dài //– MÁU// – chầm chậm// và rên rỉ
Vục tay xuống lòng sông//, tôi dâng lên//, xòe rộng//, ban mai túa đầy
Mí mắt tôi// bơ thứ ba màu mỡ // bóng tối chuyển động
(Chiếc bình gốm – Nguyễn Quang Thiều)
Trong bài “Thèm chồng” của Vi Thùy Linh, dấu gạch nối tách dòng thơ 5 chữ thành nhịp 1/1/1/1/1,
giọng điệu nhấn mạnh, như muốn giẫm đạp vào hiện thực từng bước mạnh mẽ
để xác định được rằng “mình đang sống”:
Đầu rỗng
Tôi // tập Chết
Để - //biết – //mình – //đang –// sống
(Thèm chồng ­– Vi Thùy Linh)
Trong bài thơ “Thở” thì đó lại là dấu gạch nối tạo ra một dòng ngăn cách cho từng cặp hình ảnh
thơ đối lập nhau. Nhịp thơ được dừng lại ở từng hình ảnh một:
Những bộ quần áo// mới// –// cũ,// phẳng// – //nhàu// cùng đối thoại
Mây trong// thêu rực// rặng vàng bay
(Thở - Vi Thùy Linh)
Hoặc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, nó lại là phương tiện vừa chia cắt thành
phần câu, vừa tạo thành hai cột dọc của sự so sánh. Nhịp thơ chẵn được
phát triển dần dần theo mô hình: 2/4 - 2/4 - 2/6 vừa tạo được nhạc tính
nhẹ nhàng êm ái cho thơ, vừa đẩy cảm xúc thơ lên tầng mới mạnh mẽ hơn
với sự dài hơn của nhịp 6 ở câu cuối:
 
khát nước – //mời cạn ly đầy
khát men – //mời cạn rượu này
khát tình – //uống cạn //tháng ngày buồn tênh
(Ý nghĩ – Nguyễn Trọng Tạo)

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:45 PM | Message # 21
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
1.4.  Vai trò của nhịp trong thơ Việt Nam đương đại Nhịp trong thơ Việt Nam đương đại không bắt buộc tuân thủ theo một khuôn
nhịp nào, mà là nhịp lòng, là cảm xúc của tác giả. Vì thế, vai trò đầu
tiên của nhịp thơ là góp phần diễn tả vận động đời sống tâm hồn, gia
tăng cảm xúc thơ. Đó là nhịp tự do của trái tim đương đại, là nhịp của
chủ thể, biểu hiện rõ ràng cá tính của chủ thể, bộc lộ tư duy và cảm xúc
sống động của chủ thể. Cách ngắt nhịp thường gắn với các trạng thái cảm
xúc và cảm hứng sáng tạo của con người. Với mỗi cách ngắt nhịp khác
nhau sẽ có các tiết tấu, cung bậc khác nhau cho câu thơ. Nhịp thơ ngắn
tạo điệu thơ thanh, dồn dập. Nhịp thơ dài tạo sự dàn trải. Nhịp chẵn tạo
cảm giác bình yên, phẳng lặng. Nhịp lẻ tạo sự trúc trắc, gập ghềnh,...
Ví dụ như trong bài “Đồng dao cho người lớn” của Nguyễn Trọng Tạo, với cách ngắt nhịp từng cặp chẵn 2/2/2/2 hoặc 4/4 tạo
ra sự chia cắt, phân đôi, giống như sự chênh vênh của tác giả giữa cái
“có” và cái “không”. Trong thơ 8 chữ, nhịp thơ sẽ nhanh hơn, khó biểu
đạt những ẩn ý đối chiếu, so sánh. Nhưng cách ngắt nhịp chẵn đã thể hiện
được cái u uẩn, nhòe mờ trong tư tưởng tình cảm tác giả khi viết về
cuộc sống phức tạp, ngổn ngang:
 
có cha// có mẹ// có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn// nào phải mâm xôi.
 
có cả đất trời // mà không nhà ở
có vui nho nhỏ// có buồn mênh mông.
 
mà thuyền vẫn sông// mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say // mà hồn vẫn gió.
 
có thương// có nhớ// có khóc// có cười
có cái chớp mắt// đã nghìn năm trôi.
(Đồng dao cho người lớn – Nguyễn Trọng Tạo)
Vì là nhịp của tâm hồn nên nhịp thơ có nhiệm vụ điều chỉnh ngữ điệu, ngữ
nghĩa cho thơ. Nhịp tạo ra nghĩa mới theo nhịp điệu tâm hồn, tạo những
nghĩa mà bản thân từ vựng không diễn tả hết.
Ví dụ, những bậc thang trong thơ Vi Thùy Linh đã tạo ra nhịp 1/1/1/10. Nếu
hình thức thơ tương ứng hình ảnh rơi của nhân vật trữ tình thì nhịp thơ
vang lên lại dừng lại ở từng âm tiết một, nhấn mạnh hình tượng rơi từ
trên cao xuống, không điểm tựa, không gì níu kéo, và rơi xuống một không
gian rộng lớn, lạc lõng:
Con
rơi
xuống
dòng sông đỏ đang chuyển dịch bóng những vì sao
(Những đối lập – Vi Thùy Linh)
Trong thơ đương đại, sự xuất hiện của vần thơ không nhiều. Do đó, vai trò kết
cấu, tổ chức văn bản thơ và tạo nên giọng điệu, tính nhạc cho thơ của
nhịp càng được nhấn mạnh hơn. Những cách thức ngắt nhịp bằng hình thức
thơ bậc thang, bằng hiện tượng vắt dòng hay điệp cấu trúc là những yếu
tố tạo mối liên hệ giữa nhịp thơ dòng trước và nhịp thơ dòng sau. Từ đó,
tạo sự liên kết ý thơ và tạo nên âm hưởng bao quát cả bài thơ.

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:45 PM | Message # 22
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Tiểu kết
Sự tự do trong hình thức văn bản thơ của thơ đương đại dẫn đến sự tự do của vần và cả của nhịp điệu thơ. Trong thơ đương
đại, nhịp thơ không còn bị ràng buộc chặt chẽ bởi những khuôn khổ mà tồn
tại tự do trong tổ chức câu thơ, đoạn thơ và bài thơ, do cảm xúc của
nhà thơ chi phối. Nhịp thơ đương đại phong phú, đa dạng và linh hoạt
trong cách ngắt nhịp. Đó chính là nhịp điệu diễn xuất, phụ thuộc vào sự
sáng tạo, cách tân của người sáng tác.
Từ sự chi phối của cảm xúc người viết, nhịp thơ đương đại được ảnh hưởng bởi những hình thức
ngắt nhịp hiện đại trên ba cơ sở chính: hình thái văn bản, cú pháp và
dấu câu. Trong đó yếu tố vắt dòng, điệp cú pháp chiếm tỉ lệ cao trong
việc quy định nhịp thơ. Ngoài ra, khác với thơ truyền thống vốn dĩ hạn
chế sự xuất hiện của các loại dấu câu (trừ dấu phẩy), thơ đương đại có
gần 1500 dấu câu trong 17169 dòng thơ. Đây chính là một sự đổi mới hình
thức của thơ đương đại, là cơ sở giúp tổ chức nhịp thơ chặt chẽ, nhịp
nhàng hơn trong những câu thơ tự do và thơ văn xuôi.
Với những phương thức ngắt nhịp ảnh hưởng nhiều từ chủ nghĩa Hậu hiện đại, nhịp
thơ Việt Nam đương đại đã phát huy tối đa vai trò thể hiện cảm xúc của
tác giả cũng như vai trò liên kết văn bản thơ và tạo nhạc tính cho thơ,
làm cho lời thơ có hiệu quả hoà phối âm thanh một cách cao nhất.

 
Forum » Tin tức » Văn học » Vần và nhịp trong thơ Việt Nam đương đại (Khóa luận của SV Phạm Nữ Nguyên Trà)
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Search: