Sunday, 2024-12-22, 2:07 PM
Welcome, Guest
Home » 2014 » July » 7 » TÚ LỆ - MÙ CANG CHẢI: RUỘNG BẬC THANG
2:49 PM
TÚ LỆ - MÙ CANG CHẢI: RUỘNG BẬC THANG

Cũng do đặc thù của khí hậu, nên một năm, người dân ở đây chỉ trồng và thu hoạch duy nhất một vụ lúa, tháng 5-6 là cày ải, gieo mạ, cấy lúa, tháng 9 -10 là thu hoạch. Khi vào vụ cấy lúa, khác với người dân ở dưới xuôi thường đào các kênh thủy lợi để dẫn nước vào đồng hoặc dùng phương pháp thủ công là tát gầu sòng, người dân ở vùng cao hoàn toàn trông chờ vào thiên nhiên, họ chờ ông trời làm mưa xuống để dẫn nước cho ruộng, nước mưa theo đó chảy từ bậc ruộng bên trên xuống bên dưới theo những đưỡng rảnh đã được xẻ trước, khi các thửa ruộng đã đấy nước, người dân bắt đầu tổ chức cày ải, gieo mạ và cấy lúa, bắt đầu cho một vụ mới (đây chính là MÙA NƯỚC ĐỔ).


Photo: Ancv99

Ruộng bậc thang mùa nước đổ có ở rất nhiều nơi, từ Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang...và hầu hét các tỉnh vùng Tây Bắc và Đông Bắc, riêng người viết bài này vẫn đánh giá cao nhất ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải - Yên Bái với những địa danh đã được khắc sâu trong đầu của giới nhiếp ảnh như: Đèo Khau Phạ, Tú Lệ, Chế Cu Nha , Dế Xu Phình... với gần 500ha ruộng bậc thang đã được xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 18.10.2007.


Photo: 1Ds


Photo: Haikeu


Photo: Lensfix

Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp (chỉ vài đường bừa), độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ 1- 1,5 m, mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì cả thửa ruộng (một bậc thang) đều cân bằng. Vì vậy khi san ruộng, người dân dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ ruộng (bờ ruộng cao hơn mặt ruộng và rộng từ 20- 25 cm). Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu phải đi qua điểm trũng thì dùng cây to chẻ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước; nếu đi qua đường thì xếp đá tạo mặt bằng cho giao thông còn nước len lỏi phía dưới, tạo hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh cho việc canh tác.

Để tạo đường đồng mức cho từng mảnh ruộng, phải dùng nước làm đường cân bằng; chỗ trũng thì dùng cuốc bướm cào bằng thêm, chỗ cao thì san bớt lên bờ; vì vậy cả thửa ruộng quanh quả đồi đều có nước và độ cao giống nhau, tạo ra các bậc thang đều khắp. Trong cách chia nước, người H’Mông xẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách so le (thửa đầu xẻ đầu bờ thì thửa dưới phải xẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp xẻ đường nước thoát ở cuối bờ) nhằm tránh khi trời mưa, nước lũ không tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu.


Photo: Thai_meo

Category: Nhiep anh | Views: 416 | Added by: NguyenHoang | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Log In ]