Friday, 2024-03-29, 11:49 AM
Welcome, Guest
Home » Articles » My articles

Mực ống khổng lồ lại xuất hiện, dân Nhật lo sợ

Ngư dân tên Tetsuo Okamoto đã bắt được con mực khổng lồ này ở độ sâu 8m tại vùng biển tỉnh Hyogo. Con mực có chiều dài khoảng 4,14m; nặng khoảng 200kg và đã mất đi 2 xúc tu dài nhất.

Mực ống khổng lồ lại xuất hiện, dân Nhật lo sợ
Con mực dài hơn 4m, nặng 200kg

Những con mực ống khổng lồ thường xuyên được nhìn thấy trong vùng biển của Nhật Bản thuộc tỉnh Niigata và Toyama trong thời gian qua. Ông Okamoto cho biết ông không hề mong đợi sẽ được nhìn thấy những sinh vật khổng lồ ở khu vực gần bờ như thế này.

Toshifumi Wada - người phụ trách bảo tàng Tottori - cho biết con mực khổng lồ này sẽ được bảo quản để phục vụ nghiên cứu. Các nhà khoa học sẽ tìm hiểu vì sao loài mực vốn sống ở tầng sâu dưới đáy biển gần đây lại thường xuyên xuất hiện tại Nhật Bản.

Được biết, từ đầu năm nay đã có khá nhiều mực ống khổng lồ bị ngư dân Nhật bắt được. Tối 20/1/2014, các ngư dân ở thị trấn Iwami, tỉnh Tottori, phía Tây Nhật Bản, đã bắt được một con mực khổng lồ dài 3,3m, nặng tới 100kg. Con mực này cũng mất hai xúc tu dài nhất, nghĩa là chiều dài nó có thể đạt 8m trước khi bị bắt. Hồi đầu tháng 2 này, một ngư dân địa phương bắt được một con mực khổng lồ 4m ngoài khơi bờ biển của đảo Sadogashima.

Mực ống khổng lồ lại xuất hiện, dân Nhật lo sợ

Shigenori Goto, một ngư dân 44 tuổi, đã bắt được hai con mực khổng lồ ở ngoài khơi đảo Sado, Niigata, cho biết: "Suốt 15 năm làm nghề đánh cá, tôi chưa từng thấy con mực nào khổng lồ vậy. Thời gian gần đây, mực khổng lồ xuất hiện nhiều, tôi nghĩ có điềm báo chẳng lành”. Nhiều ngư dân khác cũng tỏ ra lo lắng như ông Shigenori.

Giám đốc sưu tập tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Nhật - ông Tsunemi Kubodera - cho biết: "Mực khổng lồ thường sống ở độ sâu khoảng 600m nơi nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, nhiệt độ nước biển ở độ sâu đó giảm xuống chỉ còn khoảng 4 độ. Vì thế, những con mực khổng lồ phải di chuyển vào gần bờ để tiếp cận nhiệt độ ấm hơn nên mắc lưới ngư dân”.

Category: My articles | Added by: NguyenHoang (2014-02-26)
Views: 348 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Log In ]