Tuesday, 2024-04-23, 2:27 PM
Welcome, Guest
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Forum » Tin tức » Văn học » Câu hỏi của giáo viên trong giảng dạy ở trường PTTH (học viên Hoàng Thị Tâm)
Câu hỏi của giáo viên trong giảng dạy ở trường PTTH
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:56 PM | Message # 16
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Ví dụ (56):
Cô Thủy: Thí dụ như:  Vùng Xuân Lộc của tỉnh nào, biết hông?
Khi nghe câu hỏi này, ai cũng biết là sẽ phải trả lời là “Tỉnh Đồng Nai” nhưng nếu căn cứ vào hình thức của phát ngôn ta khó lòng phân biệt nó thuộc dạng nào.
ò Lưu ý:
Thứ nhất là khi khảo sát câu hỏi của giáo viên ở trường phổ thông ta thấy
có một dạng câu cũng xuất hiện các yếu tố đánh dấu đó là câu hỏi như:
Cô Chi: Bây giờ tất cả các bạn nhìn lên bảng dùm cô ha! Lời tâm sự trên, cô hỏi các bạn lời tâm sự trên là của của ai? Và trích trong tác phẩm nào? Cô mời tất cả các bạn! Cô nói là không thể
quên mà tại sao có mấy cánh tay như thế này nhỉ? Rồi, cô mời bạn!

HS1:  (trả lời rất nhỏ)
Cô Chi: Như vậy bây giờ cô hỏi các bạn, chú ý cô hỏi nha là qua lời khuyên của ông với vua Trần về kế sách giữ nước đó, các em thấy là nổi bật, nổi lên là mấy ý?
Trong những phát ngôn này, xuất hiện những từ mà làm ta dễ liên tưởng đến một từ mang nghĩa nghi vấn là vị từ ngôn hành “hỏi” hay “đố”. Khi xuất hiện trong câu hỏi nó không bao giờ nằm trong mệnh đề hỏi mà
thường đứng trong một mệnh đề khác và mệnh đề chứa nó thường dùng để mở
đầu, để dẫn nhập cho hành vi hỏi.
Thứ hai là, để tránh lặp lại nhiều lần một câu hỏi giáo viên có thể thay
thế bằng hình thức tỉnh lược đó là giữ lại các yếu tố nghi vấn. Song
trong thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy trong những điều kiện nhất
định đôi khi giáo viên đã tỉnh lược cả những yếu tố nghi vấn và thay thế
nó bằng một từ như “hả”, “hở”, “hửm”… hoặc thậm chí là bằng điệu bộ như dướn mày, đưa mặt hướng về phía học sinh….
Như vậy, nếu không thể lấy điệu bộ là một câu hỏi vì đấy không phải là
tín hiệu ngôn ngữ thì việc sử dụng các từ “hả”, “hở”, “hửm” trong quá trình dạy học cũng nên coi là một câu hỏi. Song cần phải căn
cứ vào ngữ cảnh thực tế mới có thể xác định được giá trị ngôn trung của
nó có phải là giá trị ngôn trung của câu hỏi trực tiếp hay không.

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:56 PM | Message # 17
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
2.1.2. Các câu hỏi thuộc hành động hỏi gián tiếp
Hành động hỏi gián tiếp như đã biết ở trên là bằng hình thức câu hỏi nhưng
mục đích không phải là hỏi mà nhằm một mục đích khác như: chất vấn,
phỏng đoán, trách móc, đe dọa, ngạc nhiên, khen ngợi…
Các câu hỏi thuộc hành động hỏi gián tiếp trong hoạt động giảng dạy của
giáo viên không nhiều. Đặc biệt trong lời giảng thường không xuất hiện.
Chỉ khi giáo viên tham gia cuộc thoại đối với học sinh hay nói một cách
khác là khi hỏi học sinh dạng câu hỏi này mới xuất hiện. Vì trong môi
trường giao tiếp chính thức nên số lượng câu hỏi gián tiếp cũng như các
giá trị ngôn trung khác xuất hiện trong lời giảng của giáo viên rất ít.
Hầu hết là mang giá trị như một lời chất vấn trước những nhận xét, phát
ngôn hoặc bài làm của học sinh.
2.2. Ngữ âm, ngữ điệu trong câu hỏi của giáo viên
2.2.1. Về ngữ âm
Qua khảo sát thầy, cô giáo giảng dạy tại thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy:
Mặc dù đến từ những địa phương khác nhau song do tiếp xúc ngôn ngữ nên đa
phần các giáo viên không giữ các âm địa phương đặc trưng của mình. Tuy
nhiên qua giọng nói một số dấu vết ngữ âm địa phương vẫn có thể được
phát hiện. Hầu hết các giáo viên được khảo sát là người Nam bộ nên hệ
thống ngữ âm của họ ít nhiều thể hiện phương ngữ của họ. Ví dụ như “vậy” – “dậy”, “ví dụ” “dí dụ”…
Có hiện tượng biến âm phổ biến ở các dạng câu hỏi “Có/ Không” và dạng câu hỏi siêu ngôn ngữ với các từ phải không, được không… ở cuối câu.  Thường yếu tố bị biến âm là yếu tố “không” thường được phát âm bằng “hông”. Sự biến âm này không hạn định với bất kì giáo viên nào trong nhóm khảo sát.
Khi tốc độ nói của giáo viên nhanh thường diễn ra hiện tượng nối âm. Đó là
hiện tượng loại bỏ những yếu tố khác biệt trong phát âm chuyển các âm về
những dạng gần nhau. Phổ biến nhất là trong các câu hỏi có cụm từ “phải không” ở cuối câu. Khi đó người nghe sẽ nghe phát âm “phải không” như “hải hông”.
Trong câu hỏi của giáo viên còn có hiện tượng lướt âm nghĩa là bỏ qua một âm
tiết nào đó trong chuỗi âm tiết của phát ngôn. Ví dụ như trong khi phát
ngôn câu hỏi có cụm từ “làm cái gì” ở cuối câu, đôi khi người nghe chỉ có thế nghe thấy “làm gì”?

 
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:57 PM | Message # 18
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
2.2.2. Về ngữ điệu
Việc phân biệt câu hỏi dựa trên tiêu chí ngữ điệu lâu nay đã nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Điều đặc biệt là hầu hết các nhà
nghiên cứu không công nhận tiêu chí này để phân biệt câu hỏi mà chỉ coi
đó là một trong những phương tiện hỗ trợ để nhận diện câu hỏi. Tuy
nhiên, trong giới hạn nhất định đặc biệt là trong giao tiếp trực tiếp,
ngữ điệu lại là một phương tiện khá hữu hiệu cho việc nhận diện một câu
hỏi. Và câu hỏi mà dùng ngữ điệu như vậy trong giảng dạy là một câu
không có hình thức hỏi. Nó thường có hình thức của một câu kể và khi nói
câu này giáo viên thường không hay nói hết câu mà bỏ lửng, kéo dài
giọng, lên giọng hoặc nhấn mạnh vào âm tiết cuối.
2.3. Tiểu kết
Tóm lại những miêu tả, phân tích, lí giải các phát ngôn hỏi của giáo viên trong trường phổ thông ở chương này cho thấy:
Hầu hết các phát ngôn hỏi (câu hỏi) của giáo viên sử dụng trong giờ dạy học
là câu hỏi chính danh trong đó hai dạng câu hỏi được giáo viên sử dụng
nhiều nhất trong hoạt động giảng dạy đó chính là: câu hỏi chuyên biệt
hạn định và câu hỏi siêu ngôn ngữ dạng 2. Điều này cho chúng ta thấy yêu
cầu đặt ra đối với đối tượng là học sinh trung học phổ thông là cần có
sự phân biệt và hạn định vấn đề, đối tượng đang tìm hiểu, đồng thời việc
sử dụng các câu hỏi siêu ngôn ngữ dạng 2 là sự cần thiết chốt lại các
nội dung kiến thức làm nền tảng cho những lí giải, vấn đề sau đó.
Về cấu trúc câu hỏi của giáo viên đa phần tuân theo những quy định của cấu
trúc hỏi bên cạnh đó còn xuất hiện những dạng câu có chức năng như câu
hỏi nhờ dựa vào ngữ cảnh và ngữ điệu; để xác định ngữ nghĩa – ngữ dụng
của câu cần gắn câu vào hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp.
Về ngữ âm có những đặc điểm ngữ âm địa phương trong phát ngôn hỏi của giáo
viên. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy có hiện tượng biến âm ở tất
cả các trường hợp được khảo sát trong khi giảng bài và đặt câu hỏi. Hiện
tượng nối âm và lướt âm trong khi phát ngôn cũng diễn ra khi tốc độ nói
của giáo viên cao.

 
Forum » Tin tức » Văn học » Câu hỏi của giáo viên trong giảng dạy ở trường PTTH (học viên Hoàng Thị Tâm)
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Search: