Thursday, 2024-04-18, 5:34 PM
Welcome, Guest
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Forum » Tin tức » Văn học » Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay (Khóa luận của SV Lê Thị Trúc Hà)
Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay
NguyenHoangDate: Monday, 2013-09-09, 9:33 PM | Message # 16
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Chư bao giờ hệ thống từ xưng hô thân mật, gọi tên giữa những cặp đôi yêu nhau lại phong phú đến vậy, từ “bà xã” (bx) – “ông xã” (ox), “chồng” (ck) – “vợ” (vk) đến “gấu”, “gà bông”… đều mang những sắc thái rất riêng. Tuy nhiên, những từ vựng này chỉ
được dùng giữa những cặp đôi trẻ tuổi. Đôi khi, nó cho thấy ước mơ về
cuộc sống mai sau, hay đơn giản là tạo màu sắc dễ thương, có chút ngây
ngô của tình yêu tuổi học trò.
Ngày nay, quan niệm của giới trẻ về trinh tiết cũng không giống trước nữa, “thoáng” hơn, “thoải mái” hơn.
Lượng từ lớn cho thấy sự thay đổi trong quan niệm của người sử dụng.
Hầu hết những từ ngữ này đều nhằm mục đích né tránh đề cập đến vấn đề
một cách trực tiếp, nghiêm trọng. “Vượt rào” không phải nói về một hành động leo trèo cụ thể nào, mà đơn thuần là đề cập đến vấn đề quan hệ trước hôn nhân:
-         Thật ra nhiều lúc cũng muốn “vượt rào”, nhưng cả hai đứa đều tự thấy chưa sẵn sàng nên vẫn kiềm chế được. (2! Số 260, ra ngày 02/05/2012, Chuyện đàn ông với nhau)
Rõ ràng, thời kì nào cũng có tiếng lóng của nhóm xã hội học sinh, sinh
viên, nhưng có lẽ đây là thời kì phát triển rầm rộ nhất. Khác với tiếng
lóng của các nhóm xã hội mang nặng tính “bí mật, u ám”, tiếng lóng của
học sinh, sinh viên dường như lấy yếu tố dí dỏm, vui đùa, trong đó có cả
sự thông minh làm cơ sở. Đời sống giới trẻ nói chung và giới học trò
rất tươi trẻ, trí tuệ và cũng rất nghịch ngợm vì thế tiếng lóng của nhóm
xã hội này ngày càng được phát triển cũng là điều dễ hiểu. Chỉ cần tạo
ra một chút bí mật, nhưng cái cốt lõi là ở chỗ họ là những người thích
đổi mới ngay trong sử dụng ngôn ngữ, không thích dùng những gì quá cũ,
quá truyền thống.
Được sử dụng trong một phạm vi hẹp (nhóm xã hội cụ thể) và mang tính khẩu ngữ. Tiếng lóng luôn có những biến động.
Giới trẻ thay đổi để “làm cho mới” thứ tiếng mình sử dụng. Cùng với
nhiều lý do khác nữa mà tiếng lóng chỉ tồn tại theo từng thời gian cụ
thể. Đây chính là sự thể hiện đặc trưng lâm thời của từ lóng. Tuy nhiên,
trong số những từ ngữ lóng mới xuất hiện, đã không có những từ ngữ đi
vào vốn từ chung của toàn dân.
TIỂU KẾT
Tiếng lóng là một sản phẩm văn hóa tất yếu của một xã hội hiện đại, phức tạp,
là một hiện tượng ngôn ngữ tất yếu không thể tránh được. Dù có mang
trong mình nhiều dị biệt so với từ toàn dân thì tiếng lóng vẫn nằm trong
quy luật vận động chung của ngôn ngữ.
Môi trường hành chức của từ – ngữ lóng không giới hạn ở phạm vi khẩu ngữ nữa mà trong các thể
loại văn viết (báo chí, văn chương), tiếng lóng cũng đã trở thành một
hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt. Ngoại trừ những tiếng lóng được tạo mới
hoàn toàn, đa số tiếng lóng đang hiện hành đều được xây dựng trên nền
tảng tiếng toàn dân, thông qua những biến đổi về mặt ngữ âm, từ vựng –
ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Cùng một nhóm xã hội nhưng ở thời điểm khác nhau sẽ tạo ra những từ ngữ lóng không giống nhau. Những từ lóng như
“xưa rồi Diễm” hay hiện tượng sử dụng tiếng Anh bồi trong ngôn ngữ là
không còn phổ biến nữa. Thay vào đó là những cách diễn đạt mới mẻ, sáng
tạo hơn. Điều này thể hiện tính chất lâm thời của tiếng lóng: Sinh ra và
mất đi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có những từ lóng gia
nhập vào lớp từ toàn dân (dế, cò, chiếc lá…). Đây đều là những từ ổn
định về cấu tạo, sử dụng rộn rãi và phổ biến trong giao tiếp, sinh hoạt.

 
Forum » Tin tức » Văn học » Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay (Khóa luận của SV Lê Thị Trúc Hà)
  • Page 2 of 2
  • «
  • 1
  • 2
Search: