Friday, 2024-04-19, 3:18 PM
Welcome, Guest
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Tin tức » Sách - Tài liệu » Luật giáo dục 2005 (Luật giáo dục 2005)
Luật giáo dục 2005
NguyenHoangDate: Thursday, 2013-12-12, 4:06 PM | Message # 1
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Quốc hội 
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XI, kỳ họp thứ 7
(Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005)
       
LUẬT GIÁO DỤC
 
Căn
cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về giáo dục.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
            Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực
lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1.
Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2.
Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội.
Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học)đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện
đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý
lứa tuổi của người học.
2.
Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,
khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
 
NguyenHoangDate: Thursday, 2013-12-12, 4:07 PM | Message # 2
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Điều 6. Chương trình giáo dục
1.
Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến
thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo
dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2.
Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính
thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều
kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3.
Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình
giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông,
giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng
dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4.
Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo
dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích
luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết
quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo
học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị
chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo
dục khác khi người học chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học
tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo
dục theo hình thức tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá
trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ.
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác;dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
1.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung
giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước
ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2.
Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói,
chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, giúp chohọc sinh người dân tộc
thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ
sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu
số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3.
Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng
phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà
trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục
và có hiệu quả.
 
NguyenHoangDate: Thursday, 2013-12-12, 4:07 PM | Message # 3
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
Văn
bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ
sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng
tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến
sĩ.
2.
Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác
nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình
độ học vấn, nghề nghiệp.
Điều 9. Phát triển giáo dục
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát
triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến
bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất
lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi
công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội
học tập.
Nhà
nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai
cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được
học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà
nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia
đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng
được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng
được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập
của mình.
Điều 11. Phổ cập giáo dục
1.
Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.
Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để
thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
3.
Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình
trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.
 
NguyenHoangDate: Thursday, 2013-12-12, 4:08 PM | Message # 4
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện
đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển
sự nghiệp giáo dục.
Mọi
tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo
dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Điều 13. Đầu tư cho giáo dục
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Nhà
nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục
Nhà
nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương
trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử,
hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục,
thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà
nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi
ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà
giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy
truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
            Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
            Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
           
Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm
cá nhân.
           
Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý
giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
            Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục
           
Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ
thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường
và cơ sở giáo dục khác.
           
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi
cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng
giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.
            Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
 
NguyenHoangDate: Thursday, 2013-12-12, 4:08 PM | Message # 5
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Điều 18. Nghiên cứu khoa học
1.
Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức
nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với
nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng
bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa
phương hoặc của cả nước.
2.
Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa
học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3.
Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ
biến khoa học giáo dục. Các chủ trương, chính sách về giáo dục phải được
xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn
Việt Nam.
Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
Không
truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường,
cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang
nhân dân.
Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục
Cấm
lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên
truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê
tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
 
NguyenHoangDate: Thursday, 2013-12-12, 4:09 PM | Message # 6
Generalissimo
Group: Administrators
Messages: 2368
Reputation: 0
Status: Offline
Tải về Luật Giáo Dục 2005
 
Forum » Tin tức » Sách - Tài liệu » Luật giáo dục 2005 (Luật giáo dục 2005)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: